Thông tin hữu ích

Phân biệt các loại vật liệu gỗ nội thất

Phân biệt các loại vật liệu gỗ nội thất

Gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên có ưu điểm chịu lực tốt, bền theo thời gian, có vân đặc trưng riêng, không trùng lặp, có thể chế tác hoạ tiết hoa văn. Tuy nhiên, gỗ tự nhiên có giá thành cao, khá nặng và dễ cong vênh.
Một số loại gỗ quý thường được dùng trong thiết kế nội thất cao cấp bao gồm: lim, nghiến, hương, trắc, gõ đỏ, sồi Mỹ, óc chó….
Các đồ nội thất như bàn ghế, trần nhà, tủ thờ,..thường được gia chủ ưu ái dùng gỗ tự nhiên.

Gỗ công nghiệp

Gỗ nhân tạo có ưu điểm là giá thành tốt hơn , ngày càng cải tiến và khắc phục hầu hết nhược điểm cũ như: chống thấm nước, độ cứng, bề mặt mịn, nhẹ. Ngày nay, gỗ công nghiệp cũng có nhiều mẫu mã khác nhau đáp ứng yêu cầu của thiết kế & thi công nội thất cao cấp.
Gỗ công nghiệp có ứng dụng khá đa dạng, được sử dụng làm vách ngăn cách âm, vách ngăn tiêu âm, bàn làm việc, kệ tivi, tủ bếp gỗ, đồ nội thất,…

Gỗ công nghiệp có cấu tạo bao gồm phần cốt gỗ và bề mặt được chia thành các loại như sau:

Cốt gỗ

-MFC (chống ẩm/không chống ẩm): cốt gỗ ván dăm, chịu lực vừa phải, dễ sứt mẻ mép
-MDF (chống ẩm/không chống ẩm): bề mặt mịn, có thể sơn lên được, chịu lực kém, dễ gia công
-HDF: mật độ gỗ cao, cứng chắc, chống ẩm tốt, có thể sơn lên, thường dùng làm cửa
-CDF: cốt gỗ chịu nước, nặng, dùng trong thiết bị vệ sinh
-Gỗ nhựa: nhẹ, chống nước tuyệt đối, dễ gia công, có thể sơn lên
-Ván ép: nhẹ, bền, thường ứng dụng trong nội thất cao cấp

Bề mặt

– Melamine: Mỏng, luôn bán kèm cốt gỗ, dễ xước
– Laminate: Cấu tạo như Melamine nhưng dày hơn nhiều nên có thể bán lẻ, chịu xước. Nhược điểm là giòn, khó thi công. Thường dùng với cửa, sàn gỗ.
– Acrylic: Lớp nhựa có độ bóng cao
– Veneer có thể phân thành 2 loại :
Veneer tự nhiên: gỗ tự nhiên được lạng thành các lớp mỏng
Veneer kỹ thuật (nhân tạo): cũng là gỗ tự nhiên nhưng được lạng thành sợi, vân và màu do máy tính phối ghép đa dạng hơn, không mắt chết
– Sơn bệt: chỉ dùng với cốt gỗ có bề mặt mịn như MDF, HDF, gỗ nhựa